建築業界で人気のあるソフトウェア トップ 8
デジタル技術の普及はますます進み、あらゆる分野のユーザーをサポートしています。
デザイン業界においては、建築も例外ではありません。
現在、設計プロセスに特化したソフトウェアが数多くあり、広く使用されており、効果的で非常に便利です。
を通じて、建築業界で知っておくべき便利なソフトウェアをJibannet Asiaで見つけてみましょう!
1.スケッチアップ
さらに、Sketchup は、デザインに最も直観的でリアルな表現をもたらします。同時に、ユーザーが自由に使用および参照できる大規模な 3D ギャラリー ライブラリを提供します。
2. LUMION
Phần mềm tuyệt vời cho KTS
Lumion là phần mềm diễn họa, render, animation chuyên dụng dành cho kiến trúc. Nó tương thích một cách hoàn hảo với rất nhiều phần mềm khác cho dù bạn là một sinh viên hay là một KTS dày dặn kinh nghiệm. Lumion giúp bạn biến model 3d thành những thước phim kiến trúc sống động và ấn tượng chỉ trong nháy mắt.
Bạn có thể thổi hồn vào trong thiết kế của mình chỉ bằng những thao tác đơn giản như chơi một Game trên máy tính như thêm các hiệu ứng môi trường, gán vật liệu, đặt ánh sáng và chèn thêm thư viện người, cây cối, hiệu ứng… siêu đẹp. Lumion cực kì dễ học, dễ hiểu, dễ sử dụng. Và giờ đây KTS hoàn toàn có thể tự tạo nên những hình ảnh tuyệt với cho thiết kế của mình mà không cần tới các 3D Artist.
Lumion giúp bạn có thêm nhiều thời gian dành cho việc phát triển thiết kế của mình mà không tốn quá nhiều thời gian vào việc diễn họa. Khả năng tương tác với thiết kế cũng là điều khiến Lumion trở thành “một cuộc cách mạng mới” trong lĩnh vực đồ họa kiến trúc cảnh quan. Không cần chờ đợi quá lâu, cả KTS và khách hàng đều có thể thấy được thiết kế sẽ ra sao khi được xây dựng trên thực tế. Bộ thư viện khổng lồ, chất lượng cùng với khả năng render ảnh, phim vô cùng nhanh so với các phần mềm khác. Kết hợp với khả năng dựng hình và cấu trúc file nhẹ của Sketchup là một trong những lựa chọn hàng đầu trong quá trình phát triển các thiết kế cảnh quan của chúng tôi tại EGO Group.
3. 3D STUDIO MAX
Mặc dù phần mềm Rhino đang mở rộng thị phần một cách chóng mặt, bởi khả năng dựng hình bằng thông số parametric và khả năng vận hàng trơn tru trên mọi nền tảng máy tính. Tuy nhiên, 3D Studio Max vẫn là phần mềm phổ biến nhất trong thị trường 3D. Kể từ thời kì đồ đá của đồ họa máy tính và khi đó 3D Studio (phần mềm chạy dưới DOS), mọi thứ đã thay đổi. Chỉ trong nửa thập kỷ qua, 3D Studio Max đã tìm thấy hướng đi riêng, xa hơn rất nhiều so với trí tưởng tượng của chúng ta. 3D max có khả năng mô hình hóa các mô hình kiến trúc và rất nhiều plugin linh hoạt. Không chỉ trong kiến trúc, cảnh quan, 3d max thường được sử dụng bởi các nhà phát triển trò chơi điện tử, các công ty quảng cáo, công nghệ phim ảnh.
4. AUTOCAD
Autocad là ông vua trong các phần mềm trong lĩnh vực kiến trúc. Hầu hết các sinh viên kiến trúc và các KTS không ai mà không biết đến Autocad. Nó tạo ra những bản vẽ rõ ràng, với độ chính xác cao và thường là bước nền trước khi dựng lên 3D. Nếu bạn điều chỉnh giao diện người dùng theo sở thích của mình và bắt đầu thử nghiệm với các Layer và độ dày nét vẽ, bạn sẽ setup autocad theo một số template có sẵn, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Một phiên bản khác của AutoCAD được tạo ra đặc biệt dành cho các kiến trúc sư là AutoCAD Architecture. Nó có các tính năng cho phép kiến trúc sư thực hiện việc vẽ hiệu quả hơn, tạo ra các mẫu bản vẽ quen thuộc với họ. Nó có cùng một nền tảng giống như AutoCAD giúp cho các kiến trúc sư dễ hiểu hơn.
5. V-RAY
V-Ray có thể là cái tên quá nổi tiếng và phổ biến trong giới render kiến trúc. Sản phẩm render với Vray luôn rất chân thực, chất liệu rất sắc nét, hình ảnh render thường rất trong trẻo, ảnh sáng trung thực. Nếu bạn muốn khách hàng của mình có thể cảm nhận được thiết kế theo cách chân thực nhất, thì Vray chính là giải pháp render số 1.
6. PHOTOSHOP
Khi thể hiện các phối cảnh, kể cả mặt cắt, mặt đứng và mặt bằng, thành thạo Photoshop là điều sống còn. Đây là một phần mềm chỉnh sửa ảnh hàng đầu, kỹ năng cuối cùng để tạo nên những hình ảnh đầu cuối của cả một dự án. Với Layer, bạn có thể biến các phối cảnh từ vịt bầu hóa thiên nga chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn với không nhiều thao tác chỉnh sửa, việc này tiết kiệm thời gian đến hàng giờ đồng hồ so với việc render trên phần mềm 3d. Trong công việc xử lí hình ảnh của các KTS cảnh quan thì PTS thường được dùng để retouch ảnh 3d, cắt ghép, thêm vật liệu, bao cảnh, trời mấy, landscape, người, xe cộ, cây cối,… PTS cũng là vũ khí sắc bén để khiến cho những bản phác thảo ý tưởng, ảnh scan của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn cho các bài trình bày.
7. IN DESIGN
Về cơ bản, Indesign là một chương trình bố trí, dàn trang từ các tập sách nhỏ, các tạp chí đến các bày trình bày trên khổ lớn. Bạn có thể Indesign để sắp xếp các đối tượng như văn bản, hình dạng và hình ảnh, ghi chú, kí hiệu, biểu tượng,… thành các bày trình bày ở mọi hình thức. Indesign cũng rất phù hợp để bạn tự thiết kế cho mình những CV hay Portfolio ấn tượng và đẹp mắt. Bạn có thể thiết lập các kiểu/ kích thước phông chữ, đánh số trang, hoặc trình bày theo các template.
Đặc biệt khi dữ liệu hình ảnh và thông tin trong các trang của bài trình bày có thay đổi thì chỉ sau một Click chuột toàn bộ những thay đổi đó sẽ được cập nhật tức thì, đặc biệt là vào các thời điểm deadline báo cáo dự án cận kề. Đây cũng là một tính năng khiến Indesign được nhiều KTS sử dụng hơn so với các phần mềm trình chiếu khác. Ngoài ra khả năng tạo các bài trình bày, báo cáo tương tác, động không thua kém bất kì phần mềm nào. Indesign cũng cung cấp cho bạn khả năng gói các tập tin (Package) lại với nhau để bạn có thể làm việc với file đó tại trường học hoặc tại nhà hoặc bất kì nơi đâu mà không gặp rắc rối gì.
8. KỸ NĂNG VẼ TAY
Một trong những điều mà KTS cần ghi nhớ đó là các phần mềm vẽ và thiết kế chỉ là những công cụ giúp chúng ta làm việc nhanh, hiệu quả hơn, không mất quá nhiều thì giờ trong khi chỉnh sửa, thay đổi khi thiết kế. Kĩ năng vẽ tay và phác họa, đối với KTS cảnh quan mà nói là một trong những kỹ năng căn bản và có giá trị nhất ngay cả khi công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc phát triển mạnh mẽ hơn những kỹ năng vẽ tay như hiện nay.
Những ý tưởng thiết kế sơ khai ban đầu nên là những hình vẽ phác thảo thật rõ ý, sạch sẽ và truyền tải được ý tưởng tới khách hàng, chủ đầu tư,… Đôi khi những bản phác thảo sơ lược lại có thể truyền tải và “nói nên lời” hơn là những bản vẽ chi tiết hay những phối cảnh 3d lung linh huyền ảo. Và một điều nữa bạn cần biết đó là “những chiếc bút chì thì không bao giờ cần phải update như các phần mềm”.
Nguồn : https://egolandscape.vn/phan-mem-kien-truc-su-canh-quan-nen-hoc/